Phóng Sự Ảnh Gây Sốc Về Nỗi Đau Da Cam
Trang Vanityfair.com của Mỹ đã đăng tải một phóng sự ảnh khiến nhiều người bàng hoàng về những di chứng của chất độc da cam từ cuộc chiến tranh Việt Nam.
Chất độc da cam do Mỹ sử dụng để khai quang các khu rừng rậm của Việt Nam đã đầu độc đến thế hệ người thứ ba kể từ cuộc chiến. Nhiếp ảnh gia James Nachtwey và phóng viên Christopher Hitchens của Mỹ đã ghi nhận điều này qua các khung hình gây sốc, được thực hiện tại các địa điếm khác nhau của Việt Nam như TP HCM, Bến Tre, Quảng Trị, Hà Nội…
Bà Phan Thị Hội (huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) tắm cho đữa con trai 14 tuổi của mình là em Bùi Quang Kỷ.
Bà đã tiếp xúc với chất độc da cam khi còn là một người lính Giải phóng thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Nguyễn Thanh Hải, 24 tuổi, với cha của mình là ông Nguyễn Thanh Quang.
Trần Thị Thắng, 12 tuổi, bên mẹ là bà Ngô Thị Sen.
Cha của em đã tiếp xúc với chất độc da cam
khi phục vụ trong quân đội Giải phóng thời chiến tranh..
Một cậu bé khuyết tật do di chứng chất độc da cam xem TV tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.
Lê Thị Tuyết, 25 tuổi, bên cạnh mẹ là bà Phạm Thị Mạnh và cha là ông Nguyễn Văn Xuân.
Vào thời kỳ chiến tranh, bố mẹ cô đã sống trong khu vực rải chất độc da cam.
Cô gái mù Nguyễn Thị Huệ, 17 tuổi, bên cạnh mẹ.
Bà Phan Thị Hội (Cam Lộ, Quảng Trị) hôn con đứa trai 14 tuổi của mình, em Bùi Quang Kỷ.
Một ngôi nhà trong làng hữu nghị Việt Nam, ngoại thành Hà Nội,
nơi nuôi dưỡng nhiều cựu chiến binh bị tàn tật.
Nhiều người trong số họ mắc hình thức khác nhau của ung thư, tiểu đường,
và bệnh ngoài da, rất có thể được gây ra bởi chất độc da cam.
Bố mẹ của cậu bé 9 tuổi Nguyễn Tuấn Thanh sống ở tỉnh Bến Tre,
một khu vực bị phun chất độc da cam trong chiến tranh.
Mẹ của em đã bị ung thư vú và một trong hai bàn tay bị tê liệt.
Đặng Thị Ngọc Giàu, 8 tuổi, bên cạnh bà của em là Hồ Thị Củi.
Trương Minh Hiệp, 7 tuổi, trong chiếc giường cũi của mình tại Bệnh viện Từ Dũ, TP HCM.
Trẻ em chịu di chứng từ chất độc màu da cam tại Bệnh viện Từ Dũ.
Nguyễn Văn Thông, 22 tuổi, người thanh niên phải chịu đựng khuyết tật
cả về thể chất và tinh thần, đang bò lê bên cái bóng của em trai, Nguyễn Văn Thủy
- người bị tràn dịch não và tật nứt đốt sống.
Cha của họ đã tiếp xúc với chất độc da cam, khi ông phục vụ trong quân đội Bắc Việt Nam.
Theo ĐVO
Author:Nguyễn Văn Nhân
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Sau đây tôi sẽ giới thiệu các bạn 1 kĩ năng trong cuộc sống đó là kĩ năng giao tiếp với mọi người, các bạn có thể cho mình ý kiến. Nếu thấy đọc không tiện bạn có thể tải file PowerPoint về theo dõi cho tiện. xin cám ơn. (file PowerPoint kĩ năng giao tiếp)
I/ MỤC TIÊU CỦA GIAO TIẾP
• Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta;
• Có được sự phản hồi từ người nghe;
• Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe .
• Truyển tải được những thông điệp. Quá trình này có khả năng bị mắc lỗi do thông điệp thường được hiểu hoặc dịch sai đi bởi 1 hay nhiều hơn những thành phần khác tham gia vào quá trình này.
• Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng của bạn sẽ không phản ánh được những cái đó của chính bạn, gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp và những dào cản trên con đường đạt tới mục tiêu của bạn - cả trong đời tư và trong sự nghiệp.
II/ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH:
- Sender: Người gửi thông điệp
- Message: Thông điệp
- Channel: Kênh truyền thông điệp
- Receiver: Người nhận thông điệp
- Feedback: Những phản hồi
- Context: Bối cảnh
1. Người gửi...
• Để trở thành một người giao tiếp tốt, trước tiên bạn phải tạo được cho mình sự tin tưởng. Trong lĩnh vực kinh doanh, điều này bao gồm việc thể hiện những hiểu biết của bạn về chủ đề, người tiếp nhận và bối cảnh truyền đạt thông điệp.
• Bạn cũng phải biết được người tiếp nhận của mình (những cá nhân hay nhóm người mà bạn muốn truyền đạt thông điệp của mình tới). Việc không hiểu người mà mình sẽ truyền đạt thông điệp tới sẽ dẫn đến việc thông điệp của bạn có thể bị hiểu sai.
2. Thông điệp...
• Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn.
• Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động.
3. Kênh truyền đạt thông điệp...
• Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo.
CÓ HAI KÊNH CHÍNH
• Kênh giao tiếp chính thức (formal communication networks)
• Kênh giao tiếp không chính thức (informal comm. networks)
2.1 Kênh giao tiếp chính thức
• Từ cấp trên xuống cấp dưới (downward): hướng dẫn công việc, quan hệ công việc, quy trình, phản hồi, …
• Từ cấp dưới lên cấp trên (upward): báo cáo, đề nghị, …
• Giữa các đồng nghiệp (horizontal): hợp tác, giải quyết công việc, chia sẻ thông tin, thực hiện báo cáo, …
2.2 Kênh giao tiếp không chính thức
Các chức năng của kênh giao tiếp không chính thức:
• Xác nhận thông tin;
• Mở rộng thông tin;
• Lan truyền thông tin;
• Phủ nhận thông tin;
• Bổ sung thông tin.
4. Người nhận thông điệp...
• Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận. Không nghi ngờ gì là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi.
• Hãy luôn nhớ là bản thân người nhận thông điệp cũng tham gia vào quá trình này với những ý tưởng và tình cảm có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp của bạn cũng như cách họ phản hồi lại thông điệp đó.
•
• Để thành công, bạn cũng nên nghiên cứu trước những yếu tố này để hành động một cách hợp lý.
5. Những phản hồi...
• Người tiếp nhận sẽ có những phản hồi, bằng lời hay các hình thức khác đối với thông điệp của bạn.
• Hãy chú ý sát sao đến những phản hồi này bởi nó thể hiện rõ ràng nhất việc người tiếp nhận thông điệp có hiểu chính xác thông điệp của bạn hay không.
6. Bối cảnh...
• Tình huống mà thông điệp của bạn được truyền đi chính là bối cảnh.
• Nó có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ như văn hóa nơi làm việc, văn hóa quốc tế, vv.).
III/ GIAO TIẾP PHI NGÔN NGỮ
• Giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm từ 55-65%
• Giao tiếp ngôn ngữ chỉ chiếm khoảng 7%
• Sự kết hợp giữa giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ chiếm khoảng 38%
1. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn ngữ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ luôn có giá trị giao tiếp cao
- Hành vi phi ngôn ngữ mang tính mơ hồ
- Giao tiếp phi ngôn ngữ chủ yếu biểu lộ thái độ
- Phần lớn hành vi phi ngôn ngữ phụ thuộc vào văn hóa
2. Các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ
• Giọng nói
• Diện mạo
• Nụ cười
• Nét mặt và ánh mắt
• Điệu bộ và cử chỉ
• Khoảng cách và không gian
• Thời gian
• Cơ sở vật chất
Giọng nói:
• Độ cao thấp
• Nhấn giọng
• Âm lượng
• Phát âm
• Từ đệm
• Nhịp điệu (trôi chảy-nhát gừng)
• Cường độ (to-nhỏ)
• Tốc độ (nhanh-chậm)
• VD:
• Tôi sẽtăng lương cho anh
• Tôi sẽ tăng lương cho anh
• Tôi sẽ tăng lương cho anh
3 Phối hợp giao tiếp ngôn ngữ - phi...
• Giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho nhau.
• Giao tiếp ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ phối hợp với nhau tạo ra hiện quả cao nhất.
• Khi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ trái ngược nhau => điều gì quyết định ý nghĩ của thông điệp?
IV/ CÁC LOẠI HÀNH VI GIAO TIẾP
1. Rụt rè, khiêm tốn (unassertive)
• Thụ động và quanh co
2. Mạnh mẽ, công kích (aggressive)
• Chủ động hay thụ động
• Thẳng thắn hay quanh co
• Thành thật hay không thành thật
3. Quyết đoán (assertive)
• Chủ động, thẳng thắn, và thành thật
• Sử dụng phát biểu “tôi” thay cho “anh”
• Mô tả dữ kiện thay cho phán xét hoặc cường điệu
• Thể hiện sở hữu của cảm xúc và quan điểm
• Đưa ra những yêu cầu thẳng thắn và trực tiếp thay vì nói bóng gió
• Nói “không” một cách lịch sự nhưng cương quyết thay cho “tôi không thể”
• Thực tế, tôn trọng, và chân thật thay cho cường điệu, nói giảm, hay mỉa mai châm biếm
• Thể hiện sự ưa thích, sự ưu tiên thay cho việc chiều theo hay hòa đồng một cách miễn cưỡng
V/ CÁC YẾU TỐ TRỞ NGẠI GIAO TIẾP
• Các yếu tố phi ngôn ngữ: sự khác biệt về nhận thức, thiếu sự chú ý, thiếu kiến thức nền tảng, cảm xúc, cá tính, diện mạo, thành kiến, không lắng nghe, …
• Các yếu tố ngôn ngữ: cách phát âm, từ ngữ, …
1. Sự khác biệt về văn hoá trong giao tiếp
• Các khác biệt phi ngôn ngữ
• Tên và cách xưng hô
• Phong tục, tục lệ
• Trang phục
• Thời gian
• Thái độ đối với sự mâu thuẫn
• Vai trò của giới tính trong xã hội
2. Vượt qua sự khác biệt
• Tìm hiểu sự khác biệt của các nền văn hóa
• Xem sự khác biệt như một cơ hội
• Không thể hiện mình tốt (hoặc) xấu hơn
• Nói về sự khác biệt
3. Các yếu tố thành công trong khác biệt
• Nhận thức được hành vi giao tiếp của mình bị chi phối bởi văn hóa và không phải luôn luôn đúng
• Linh động và sẵn sàng thay đổi
• Nhạy cảm đối với các hành vi giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ
• Nhận thức được giá trị, niềm tin và thông lệ của các nền văn hóa khác
• Nhạy cảm với sự khác biệt giữa các cá nhân trong một nền văn hóa
4. Các yếu tố khác:
• Loại bỏ các thông điệp của bạn quá dài dòng, không có tổ chức chặt chẽ, hoặc có những thiếu sót thì nó có thể bị hiểu sai hoặc dịch sai.
• Những rào cản trong bối cảnh có thể phát sinh do người tiếp nhận đưa ra quá nhiều thông tin trong thời gian quá ngắn.
VI/ CÁC NGUYÊN TẮC GIAO TIẾP
Không có nguyên tắc giao tiếp nào bất biến, mà phải tuỳ vào từng trường hợp.
Trong phần dưới đây là một số nguyên tắc “đắc nhân tâm thường dùng trong giao tiếp kinh doanh”
1. Lắng nghe
• Lắng nghe ý kiến của người khác, điều này giúp chúng ta cải thiện dịch vụ… của chúng ta trong tương lai.
• Mọi người thường có ấn tượng không tốt với những ai chỉ biết giải quyết các lời phàn nàn mà không thực sự lắng nghe những gì họ nói.
• Khi bạn thực sự lắng nghe khách hàng, một cảm giác thoải mái, dễ chịu sẽ xuất hiện trong lòng mỗi khách hàng- bởi vì sự lắng nghe chân thành là khá hiếm hoi, thậm chí ngay cả khi bạn ở nhà và ở giữa những người thân.
• Lắng nghe tạo cho khách thấy bạn tôn trọng, đánh giá cao họ và quan tâm đến ho.
• Xin nhắc lại tên của ông/bà và đề nghị cho biết vấn đề. Câu nói này cho thấy, bạn không lắng nghe, đồng thời chọc tức thêm người vốn đã có chuyện không hài lòng.
2. Nhớ tên khách hàng
- Xưng tên cá nhân là một trong những âm thanh ngọt ngào nhất mà khách hàng muốn được nghe từ bạn.
- Việc xưng hô bằng tên riêng trong cuộc nói chuyện với khách hàng sẽ cho thấy bạn nhìn nhận họ với tư cách một cá nhân nói riêng chứ không phải đối tượng khách hàng chung chung, qua đó thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng.
- Hãy dùng tên riêng của họ khi bạn nói lời chào hỏi, cảm ơn, tạm biệt.. để làm cho bầu không khí trở nên nhẹ nhàng, thân thiện hơn.
Tuy nhiên, bạn đừng sử dụng tên riêng của khách hàng một cách quá thường xuyên bởi vì nó có thể khiến khách hàng khó chịu, hãy sử dụng vào lúc đầu và lúc kết thúc cuộc hội thoại
3. Nụ cười từ trái tim của bạn.
- Duy trì dịch vụ khách hàng với nụ cười trên khuôn mặt dường như là cái gì đó hơi rập khuôn. Tuy nhiên nếu bạn muốn khách hàng yêu thích dịch vụ của bạn, hãy thực hiện nó với một nụ cười chân thật.
- Một nụ cười chân thật sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được chào đón, an tâm hơn và để lại trong lòng khách hàng một cảm giác nồng ấm.
- Nụ cười có tác dụng to lớn như vậy, nhưng cười phải đúng lúc.
4. Hãy cho khách hàng biết, họ là người quan trọng
• Họ biết rằng công ty bạn có rất nhiều khách hàng khác nhau nhưng họ chỉ thực sự yêu quí nó nếu bạn khiến họ cảm thấy mình thực sự quan trọng với bạn
• Hỏi khách hàng về những lời khuyên Khách hàng nào cũng có sẵn những ý kiến cá nhân về cung cách làm việc của bạn và công ty bạn, và nếu họ được hỏi vào thời điểm thích hợp theo những cách thích hợp, đồng thời họ cảm thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến câu trả lời, khách hàng sẽ đưa cho bạn lời khuyên đó.
• Không nên tỏ ra sẵn sàng tranh luận, cướp lời, khẳng định hơn thiệt với khách hàng khi xảy ra những điều phàn nàn của khách. Việc cần thiết, và là nhiệm vụ của bạn là phải lắng nghe, cảm ơn và tìm cách khắc phục thiếu sót ngay sau đó nếu có thể.
• Coi trọng ý kiến của khách hàng, đừng bao giờ nói họ lầm lẫn.
• Hãy để cho họ nói thoả thích những cái mà họ muốn nói.
5. Tôn trọng khách hàng
• Chúng ta có thể giúp khách cái gì chứ không phải ông muốn gì.
• Luôn cười nói thật tâm chứ không đón khách bằng thái độ lạnh nhạt.
• Giải đáp đầy đủ thắc mắc, khiếu nại của họ chứ không phải làm lơ.
• Hãy luôn luôn phải giữ thể diện cho khách hàng.
• Không phân biệt đối xử với khách hàng.
6. Quan tâm thực sự đến khách hàng.
• Em/cháu…có thể giúp gì cho anh/chú…? Bạn muốn mang lại niềm vui cho khách hàng, chứ không phải bạn cho khách hàng một cái gì đó
• “Việc này đi ngược lại chính sách của chúng tôi”. Khách hàng không muốn giao dịch với những người quan liêu, cứng nhắc, nên người phục vụ cần nhã nhặn tìm hướng giải quyết linh hoạt trong chừng mực có thể. Hãy nhớ: “đừng để khách hàng thất vọng”.
• Đó không phải là công việc của tôi. Trong trường hợp này, nên nói: “Tôi biết người có thể giúp ông/bà giải quyết vấn đề này. Tôi sẽ giới thiệu ông/bà với người đó”.
• Tôi chỉ làm việc ở đây thôi" Câu nói rập khuôn này tôi thường được nghe ở hầu hết các nhân viên phục vụ bàn sau khi món ăn đem ra không đúng yêu cầu. Bằng vài từ tồi tệ này, một nhân viên đã cho biết nơi đó không có lòng nhiệt tình, hăng hái, quan tâm tới khách và nhân viên không sẵn lòng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
• 81% khách hàng từ bỏ nếu họ cảm thấy rằng đối phương không có thiện chí giúp đỡ hoặc không chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Khách hàng muốn mua một chiếc xe tiêu tốn ít nhiên liệu và có kích cỡ nhỏ để tiện đi trong thành phố vốn đã rất chật chội, nhưng suốt buổi họ toàn được nghe người bán hàng "thao thao bất tuyệt" về những thế mạnh của chiếc xe cồng kềnh.
7. Giúp đỡ khách hàng nhiệt tình.
• Hãy để tôi giúp bạn một tay. Dù chỉ là giúp đỡ khách mang hàng ra xe hay đơn giản là mở cửa giúp người đang mang hàng nặng trên tay thì một thông điệp rõ ràng đó là bạn sẵn sàng giúp đỡ họ và ấn tượng này sẽ hằn sâu vào tâm trí khách hàng. Và tất nhiên, nó sẽ khiến họ quay trở lại với bạn vào lần sau.
• Thông tin cho khách các dịch vụ khác mà khách quan tâm nếu bạn có thể.
8. Kiên định quan điểm
Không nên gió chiều nào che chiều ấy mà cần phải học cách nói lời của chính mình.
Sếp luôn trọng dụng và quý những nhân viên có đầu óc, có suy nghĩ riêng. Nếu như bạn là người mà người khác nói gì thì mình nói ấy thì bạn dễ bị mọi người quên mất sự tồn tại của bạn và địa vị của bạn ở trong cơ quan cũng chẳng cao cả gì. Có đầu óc thì dù chức vụ của bạn ở trong cơ quan như thế nào, bạn cũng cần phải biết nói lên tiếng nói của mình, nên dũng cảm nói lên cách suy nghĩ của riêng mình.
9. Đừng thích tranh biện
Có gì thì bình tĩnh nói, tránh biến cuộc nói chuyện thành cuộc thi hùng biện
Bạn cần sống hòa bình, gần gũi với mọi người trong cơ quan, nói năng phải nhẹ nhàng, nhất là phải có trên dưới rõ ràng, không được nói theo kiểu ra lệnh. Tuy là đôi khi ý kiến của mọi người khác nhau, bạn có ý kiến thì vẫn có thể bảo lưu được, nếu không vi phạm nguyên tắc thì không nhất thiết phải bảo vệ sống còn. Nếu như bạn chỉ thích nói và bắt mọi người nghe thì e rằng đồng nghiệp sẽ dần rời xa bạn
10. Đừng bao giờ khoe khoang
• Đừng có khoe khoang mình ở cơ quan.
• Nếu bạn là người rất giỏi chuyên môn, nếu bạn được sếp trọng dụng thì những điều này có trở thành vốn khoe khoang của bạn hay không? Dù bạn có giỏi giang đến đâu thì bạn cũng cần phải hết sức cẩn thận khi ở cơ quan.
11. Hiểu rõ thông điệp của người nói
• Hãy nhớ rằng những gì người khác nói và những gì chúng ta nghe có thể hoàn toàn khác nhau! mọi sự chắt lọc, giả định, phê phán cũng như tin tưởng mang màu sắc cá nhân của chúng ta có thể sẽ bóp méo những gì chúng ta nghe được.
• Bạn nên gợi lại hoặc tổng hợp lại những gì người khác nói để chắc chắn mình đang hiểu được vấn đề. Hãy nhắc lại những gì bạn cho rằng mình đang nghe được và hỏi ‘Tôi có hiểu đúng bạn không nhỉ?’ Nếu bạn thấy mình bị động chạm bởi những gì người khác vừa nói thì hãy nói như vậy, sau đó hãy hỏi thêm để hiểu rõ vấn đề: ” Có thể tôi không hiểu đúng ý bạn và đã cảm thấy bị xúc phạm bởi điều bạn vừa nói. Tôi cho rằng những gì bạn vừa nói có nghĩa là XXX; có đúng ý bạn là như vậy không?”
12. Khuyên người khác
• Đừng đưa ra lời khuyên trừ phi người ta hỏi bạn. Điều này có thể sẽ rất khó thực hiện, nhất là khi chúng ta thấy rõ rằng ý tưởng của mình sẽ có lợi cho người đó.
• Thay vì nói ”Bạn nên làm thế này”, bạn nên sử dụng một số cách nói khác thể hiện rõ sự tôn trọng của mình, ví dụ như ”một cách khá khả thi là..” hoặc ” có một cách đã giúp tôi trong trường hợp tương tự như thế này là X. Nếu bạn nghĩ nó sẽ giúp ích được cho bạn thì tôi rất vui lòng chia sẻ với bạn điều đó”
13. Hãy cố hiểu người khác
• Bạn hãy tìm ra một điểm tương đồng thay vì chỉ chăm chăm vào sự khác biệt giữa bạn và người khác.
• Điều gì có thể khiến cả hai người cùng thích thú (ví dụ như việc gỡ rối một vấn đề nào đó)? Một cách để bắt đầu khám phá ra điểm tương đồng chính là việc chia sẻ các dự định thầm kín của mình- ví dụ như bạn có thể nói ‘dự định của tôi khi chia sẻ với bạn về điều này chính là để giúp bạn thành công trong dự án này’
CẢM ƠN SỰ THAM GIA CỦA BẠN
Author:Nguyễn Văn Nhân
2. Kế hoạch thịnh vượng trong tâm thức bạn
PHẦN MỘT
KẾ HOẠCH THỊNH VƯỢNG
TRONG TÂM THỨC BẠN
TRONG TÂM THỨC BẠN
Chúng ta sống trong thế giới của những khái niệm đối lập nhau như lên và xuống, sáng và tối, nóng và lạnh, trong và ngoài, nhanh và chậm, phải và trái… Đây chỉ là một vài trong số hàng ngàn ví dụ thái cực đối lập nhau. Muốn cực này tồn tại thì bắt buộc cực kia phải tồn tại. Có thể nào mà chỉ có mặt phải mà không có mặt trái? Không thể.
Tương tự, nếu đã có những quy luật bên ngoài của đồng tiền thì ắt sẽ có những quy luật bên trong của nó. Những quy luật bên ngoài này bao gồm các lĩnh vực như: kiến thức kinh doanh, quản lí tiền tệ, và các chiến lược đầu tư. Những yếu tố này rất cần thiết. Song những quy luật bên trong cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Cũng như người thợ mộc và các món dụng cụ của anh ta vậy. Có trong tay những dụng cụ tốt nhất đã là điều quan trọng, nhưng anh ta có phải là một người thợ mộc xuất sắc có thể sử dụng những dụng cụ một cách thành thạo hay không đó mới là điểm còn quan trọng hơn.
Tôi vẫn nói: “Cho dù bạn đã vào đúng vị trị thuận lợi và đúng thời điểm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn còn phải là người hội tụ những yếu tố cần thiết, ở đúng vị trí thuận lợi và đúng thời điểm”.
Vậy bạn là ai? Bạn suy nghĩ như thế nào? Niềm tin của bạn là gì? Thói quen và cá tính của bạn ra sao? Bạn thật sự cảm nhận như thế nào về bản thân? Bạn tự tin đến mức nào? Bạn có hoà hợp với những người xung quanh hay không? Bạn đặt niềm tin vào những người khác ở mức độ nào? Bạn có thực sự cảm thấy mình xứng đáng giàu có? Khả năng hành động của bạn bất chấp nỗi sợ hãi, lo lắng, bất chấp sự khó khăn và không thuận tiện đến đâu? Bạn có thể hành động khi bạn không ở trong tâm trạng tốt?
Sự thật là tính cách, cách tư duy và những niềm tin của bạn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức độ thành công của bạn.
Một tác giả yêu thích của tôi, Stuart Wilde, đã nêu điều đó thế này: “Chìa khoá của sự thành công là phải biết huy động tất cả những nỗ lực của bạn; khi bạn làm vậy mọi người sẽ tự nhiên bị cuốn hút đến bạn. Và khi họ đến, hãy khiến họ tự trả tiền!”
Tương tự, nếu đã có những quy luật bên ngoài của đồng tiền thì ắt sẽ có những quy luật bên trong của nó. Những quy luật bên ngoài này bao gồm các lĩnh vực như: kiến thức kinh doanh, quản lí tiền tệ, và các chiến lược đầu tư. Những yếu tố này rất cần thiết. Song những quy luật bên trong cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Cũng như người thợ mộc và các món dụng cụ của anh ta vậy. Có trong tay những dụng cụ tốt nhất đã là điều quan trọng, nhưng anh ta có phải là một người thợ mộc xuất sắc có thể sử dụng những dụng cụ một cách thành thạo hay không đó mới là điểm còn quan trọng hơn.
Tôi vẫn nói: “Cho dù bạn đã vào đúng vị trị thuận lợi và đúng thời điểm, nhưng như thế vẫn chưa đủ. Bạn còn phải là người hội tụ những yếu tố cần thiết, ở đúng vị trí thuận lợi và đúng thời điểm”.
Vậy bạn là ai? Bạn suy nghĩ như thế nào? Niềm tin của bạn là gì? Thói quen và cá tính của bạn ra sao? Bạn thật sự cảm nhận như thế nào về bản thân? Bạn tự tin đến mức nào? Bạn có hoà hợp với những người xung quanh hay không? Bạn đặt niềm tin vào những người khác ở mức độ nào? Bạn có thực sự cảm thấy mình xứng đáng giàu có? Khả năng hành động của bạn bất chấp nỗi sợ hãi, lo lắng, bất chấp sự khó khăn và không thuận tiện đến đâu? Bạn có thể hành động khi bạn không ở trong tâm trạng tốt?
Sự thật là tính cách, cách tư duy và những niềm tin của bạn là một trong những yếu tố cơ bản quyết định mức độ thành công của bạn.
Một tác giả yêu thích của tôi, Stuart Wilde, đã nêu điều đó thế này: “Chìa khoá của sự thành công là phải biết huy động tất cả những nỗ lực của bạn; khi bạn làm vậy mọi người sẽ tự nhiên bị cuốn hút đến bạn. Và khi họ đến, hãy khiến họ tự trả tiền!”
Qui tắc Thịnh vượng số 1:
Thu nhập của bạn chỉ tăng trưởng đến giới hạn những gì bạn làm!
Thu nhập của bạn chỉ tăng trưởng đến giới hạn những gì bạn làm!
Tại sao Kế hoạch thịnh vượng trong tiềm thức
lại đóng vai trò quan trọng?
Bạn đã bao giờ nghe câu chuyện về những người phát tài nhanh chóng chưa? Bạn đã từng sở hữu rất nhiều tiền của nhưng rồi lại trở nên trắng tay, hay có người dường như đã gặp các cơ hội tuyệt vời nhưng chính họ đã để cơ hội đó vuột khỏi kẽ tay không? Nếu chỉ quan sát từ bên ngoài thì sự thất bại ấy có vẻ như sự không may, một sự thoái trào trong kinh tế, một đối tác không nghiêm chỉnh, đại loại thế. Tuy nhiên, khi phân tích vấn đề từ bên trong, bạn sẽ nhận ra một điều hoàn toàn khác. Nguyên nhân sâu xa ở đây là nếu bạn chợt có trong tay một khoản tiền lớn trong khi trong thâm tâm bạn chưa hề sẵn sàng để đón nhận nó, có nguy cơ là tài sản của bạn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà thôi và bạn sẽ mất nó.
Phần lớn chúng ta không có đủ “năng lực bên trong” để tạo ra những khoản tài sản khổng lồ và giữ gìn chúng tồn tại qua những thách thức luôn tăng lên không ngừng vốn luôn song hành với sự thành công và giàu có. Cái đó, thưa các bạn, là nguyên nhân chính làm họ không giàu có.
Ví dụ phù hợp nhất là những người trúng xổ số. Nghiên cứu cho thấy hầu hết những người trúng số cuối cùng lại trở về tình trạng tài chính ban đầu, với số tiền mà họ có thể quản lý một cách thoải mái. Trong khi đó, điều ngược lại thường xảy ra với những nhà triệu phú tự tay làm nên cơ nghiệp. Khi các nhà triệu phú này bị mất tiền, họ thường nhanh chóng kiếm lại số tiền ấy. Và Donald Trump là một ví dụ điển hình nhất. Trump từng có hàng tỉ đô la trong tay, rồi ông bị phá sản rồi mất trắng. Vậy mà chỉ trong vài năm, ông đã kiếm lại được số tiền ấy và thậm chí còn nhiều hơn thế.
Tại sao sự diệu kỳ đó xảy ra? Bởi vì mặc dù một số triệu phú tự làm nên có thể mất tiền, họ không bao giờ mất thành tố quan trọng nhất đã đưa họ đến thành công: trí óc tư duy làm giàu của họ. Tất nhiên trong trường hợp Donald Trump, đó là cách tư duy của nhà tỷ phú. Bạn có biết Donald Trump không bao giờ chấp nhận mình chỉ là một triệu phú. Nếu Donald Trump có tài sản trị giá 1 triệu đô la, bạn nghĩ ông ấy sẽ cảm thấy thế nào về tình trạng tài chính đó? Phần lớn mọi người sẽ đồng ý rằng ông ta có lẽ sẽ cho rằng mình bị phá sản, xem đây là một thất bại tài chính!
Đó là do “nhiệt kế” tài chính của Donald Trump được cài đặt con số hàng tỉ chứ không phải hàng triệu. Trong khi đó, nhiệt kế tài chính của mọi người đều được cài đặt con số hàng ngàn, chứ không phải hàng triệu; thậm chí nhiệt kế tài chính của một số người chỉ được cài đặt con số hàng trăm, chứ không phải hàng nghìn; và vẫn có những nhiệt kế tài chính của một số người được đưa về dưới mức không. Họ cứ thế chịu đựng sự băng giá mà không hiểu căn nguyên đích thực gây nên tình trạng khốn khó của mình.
Thực tế là hầu hết chúng ta đều không đạt được khả năng cao nhất của mình. Phần lớn mọi người không thành công. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80 phần trăm cá nhân sẽ không bao giờ có tự do tài chính theo cách họ muốn, và 80 phần trăm sẽ không bao giờ cho rằng mình thật sự hạnh phúc. Lý do rất đơn giản. Phần lớn mọi người không ý thức được vấn đề. Họ dường như hơi buồn ngủ trong guồng quay. Họ làm việc và suy nghĩ trong mức độ …của cuộc sống – chỉ hoàn toàn dựa trên những gì họ có thể nhìn thấy. Họ sống hoàn toàn chỉ trong thế giới có thể nhìn thấy được.
Gốc rễ tạo nên Hoa trái
Hãy hình dung một cái cây. Chúng ta hãy giả định cây đó tượng trưng cho cuộc sống. Trên cây đó có hoa trái. Trong cuộc sống, hoa trái đó gọi là thành quả mà chúng ta đạt được. Chúng ta nhìn vào giỏ hoa trái (thành quả của chúng ta), và cảm thấy không hài lòng; số hoa trái ấy còn quá ít, chúng quá nhỏ bé hoặc hương vị không thơm ngon.
Vậy chúng ta dự định sẽ làm gì? Phần lớn chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hoa trái, vào kết quả của chúng ta. Nhưng cái gì thực sự tạo nên hoa trái đó? Đó chính là hạt giống và gốc rễ đã tạo nên hoa trái.
Như vậy là cái nằm dưới mặt đất tạo nên những cái trên mặt đất. Là cái vô hình tạo nên cái hữu hình. Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là, nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Vậy chúng ta dự định sẽ làm gì? Phần lớn chúng ta sẽ tập trung chú ý vào hoa trái, vào kết quả của chúng ta. Nhưng cái gì thực sự tạo nên hoa trái đó? Đó chính là hạt giống và gốc rễ đã tạo nên hoa trái.
Như vậy là cái nằm dưới mặt đất tạo nên những cái trên mặt đất. Là cái vô hình tạo nên cái hữu hình. Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là, nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã. Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình trước hết bạn phải thay đổi cái vô hình.
Quy tắc Thịnh vượng số 2:
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi
cái vô hình.
Nếu bạn muốn thay đổi hoa trái, bạn phải thay đổi gốc rễ trước đã.
Nếu bạn muốn thay đổi cái hữu hình, trước hết bạn phải thay đổi
cái vô hình.
Tất nhiên, một số người nói rằng nhìn thấy mới tin tưởng được. Câu hỏi tôi dành cho những người đó là “Tại sao bạn phải trả hóa đơn tiền điện?” Mặc dù bạn không thể nhìn thấy điện năng, bạn có thể nhận ra và sử dụng năng lượng của nó. Nếu bạn còn nghi nghờ sự tồn tại của nó, hãy gí ngón tay bạn vào ổ cắm điện, và tôi sẽ đảm bảo rằng sự hoài nghi của bạn sẽ biến mất ngay.
Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.
Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.
Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. Đó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
Theo kinh nghiệm của tôi, điều bạn không nhìn thấy trong thế giới này có sức mạnh lớn hơn nhiều bất kỳ điều gì bạn có thể nhìn thấy. Bạn có thể đồng ý hay không với câu tuyên bố này, nhưng liên quan đến những gì bạn làm, đừng quên áp dụng nguyên tắc này trong cuộc sống của bạn, nếu không bạn sẽ bị tổn hại. Tại sao? Bởi vì bạn đi ngược với qui luật của tự nhiên, nơi những gì dưới mặt đất tạo ra những gì trên mặt đất, nơi những gì vô hình tạo nên những cái hữu hình.
Là con người, chúng ta là một phần của tự nhiên, không phải trên nó. Hệ quả là, khi chúng ta tuân theo quy luật của tự nhiên và tập trung vào gốc rễ – thế giới tinh thần bên trong chúng ta – cuộc sống của chúng ta sẽ trôi chảy, hòa thuận. Khi chúng ta không theo qui luật tự nhiên, cuộc sống sẽ có lắm thác ghềnh.
Trong mỗi cánh rừng, mỗi trang trại, mỗi khu vườn trên trái đất, cái bên dưới nền đất đều tạo ra cái bên trên. Đó là lý do tại sao tập trung chú ý của bạn vào hoa trái là vô ích. Bạn không thể thay đổi hoa trái đã đơm kết trên cây. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi hoa trái của ngày mai. Nhưng để làm điều đó, bạn phải đào xuống dưới đất và làm khỏe bộ rễ.
Bốn Cung – BỐN THẾ GIỚI
của Con người
của Con người
Thế giới
MENTAL – TÂM LINH
Thế giới
EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới
SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới
PHISICAL – VẬT CHẤT
MENTAL – TÂM LINH
Thế giới
EMOTION – CẢM XÚC
Thế giới
SPIRITUAL – TINH THẦN
Thế giới
PHISICAL – VẬT CHẤT
Một trong những điều quan trọng nhất bạn cần biết là chúng ta không chỉ sống trong thế giới thực tại này. Chúng ta hiện đang sống trong ít nhất bốn thế giới khác nhau cùng một lúc, đó là: thế giới Vật chất, thế giới Tinh thần, thế giới Cảm xúc và thế giới Tâm linh.
Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.
Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.
“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tuy nhiên, có rất ít người nhận ra rằng thế giới vật chất chỉ là hệ quả, là dấu vết của ba thế giới còn lại.
Ví dụ, giả thiết bạn vừa viết một lá thư trên máy tính của mình. Bạn nhấn vào phím in và lá thư sẽ chạy ra khỏi máy in của bạn. Bạn nhìn vào bản in và phát hiện một lỗi đánh máy. Thế là bạn vớ lấy cục tẩy và xóa nó trên tờ giấy. Sau đó bạn nhấn phím in một lần nữa và lại xuất hiện lỗi đánh máy cũ.
Lạ quá, sao lại có thể như thế này được chứ? Bạn vừa tẩy nó đi rồi mà! Lần này bạn lấy một cục tẩy lớn hơn rồi chà sát mạnh hơn và lâu hơn. Bạn lại nhấn phím in và lại xuất hiện một lần nữa! Bạn thốt lên vì sững sờ pha lẫn kinh ngạc “có chuyện gì thế này? Hay là mình bị hoa mắt?”.
“Chuyện” ở đây là bạn không thể thật sự thay đổi vấn đề nếu chỉ sửa chữa “sản phẩm in ra” tức là thế giới vật chất; mà bạn chỉ có thể thay đổi “chương trình in”, tức là thế giới tâm linh, cảm xúc và tinh thần.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Quy tắc Thịnh vượng số 3:
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Tiền bạc là kết quả, của cải là kết quả, sức khỏe là kết quả, bệnh tật là kết quả đến cân nặng cũng là kết quả của chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn. Chúng ta sống trong một thế giới nhân quả.
Bạn đã từng nghe ai đó nói không có tiền là một vấn đề? Giờ bạn hãy nghe: Không có tiền không phải và không bao giờ là vấn đề cả! Việc không có tiền chỉ là dấu hiệu, triệu chứng của điều gì đó đã xảy ra bên dưới hiện tượng đó.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất để thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trong. Nếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ. Chỉ đơn giản vậy.
Không có tiền là hiệu quả, nhưng cái gì là nguyên nhân gốc rễ? Nó nhắc lại điều đó: cách duy nhất để thay đổi thể giới bên ngoài là thay đổi thế giới bên trong.
Dù những thành quả mà bạn gặt hái được có thế nào đi chăng nữa, dù nhiều hay ít, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực, thì bạn hãy luôn nhớ rằng thế giới bên ngoài chỉ là một hình ảnh phản chiếu của thế giới bên trong. Nếu cuộc sống bên ngoài của bạn không suôn sẻ thì đó chính là do cuộc sống nội tâm của bạn chưa được suôn sẻ. Chỉ đơn giản vậy.
Lời tuyên bố: Công cụ bí mật đầy sức mạnh để thay đổi
Trong các khóa học chúng tôi sử dụng các kỹ thuật phối hợp cho phép bạn học nhanh hơn và nhớ nhiều hơn những điều được học. Chìa khóa là sự “tham gia”. Cách tiếp cận của chúng tôi dựa theo câu nói xưa: “Những gì bạn nghe thấy, bạn sẽ quên; những gì bạn nhìn thấy, bạn sẽ nhớ; những gì bạn làm, bạn sẽ hiểu”.
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? Đó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.
Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.
Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. Định nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”. Định nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.
Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong đầu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.
Mặt khác, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một điều gì đó. Đó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ, mà đó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. Đó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.
Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.
Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.
Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và đã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.
Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?
Vì vậy tôi yêu cầu bạn mỗi lần bạn đọc đến cuối mỗi Qui tắc Thịnh vượng cơ bản của cuốn sách, hãy đưa tay lên ngực trái, rồi nói một lời tuyên bố, rồi chỉ lên đầu bạn bằng ngón tay trỏ và thực hiện một tuyên bố khác. Lời tuyên bố gì? Đó chỉ là một sự khẳng định tích cực và chính thức một việc mà bạn sẽ thực hiện, một cách mạnh mẽ, rõ rang và kiên quyết.
Tại sao những lời tuyên bố là công cụ giá trị như vậy? Bởi vì tất cả được tạo ra bởi một thứ: năng lượng. Toàn bộ năng lượng luôn chuyển động theo những tần suất và dao động. Vì vậy, mỗi tuyên bố bạn thực hiện đều mang theo tần số dao động của nó. Khi bạn nói to lên lời tuyên bố, năng lượng sẽ rung động qua khắp từng tế bào cơ thể bạn, và vì cơ thể bạn bị tác động, lúc đó bạn có thể cảm thấy sự cộng hưởng đặc biệt của nó. Những tuyên bố không chỉ gửi những thông điệp đặc biệt vào vũ trụ, chúng còn gửi một thông điệp mạnh mẽ vào tiềm thức của bạn.
Sự khác biệt giữa lời tuyên bố với lời khẳng định khá nhỏ, nhưng rất mạnh mẽ. Định nghĩa của lời khẳng định là “một sự tuyên bố tích cực giả định rằng mục tiêu bạn muốn đạt được đã xảy ra”. Định nghĩa của lời tuyên bố là “một sự khẳng định chính thức” một quyết tâm thực hiện một hay hàng loạt hành động để đạt được một tình trạng thay đổi nào đó”.
Một lời khẳng định nói rằng mục tiêu đã được thực hiện. Tôi không điên khùng đến mức cứ thường xuyên khẳng định những điều chưa có thực, có một tiếng nói cứ thì thầm nhắc tôi trong đầu: “Điều đó không thật, điều đó là bịa”.
Mặt khác, một lời tuyên bố không nói điều gì không có thật, nó chỉ nói rằng chúng ta có ý định làm một việc gì đó hay là một điều gì đó. Đó là vị trí mà tiếng nói thì thầm trong ta có thể ủng hộ ta, bởi vì chúng ta không bắt đầu làm điều đó ngay bây giờ, mà đó là một dự định của ta cho tương lai.
Lời tuyên bố, theo định nghĩa, cũng là chính thức. Đó là một cam kết chính thức của năng lượng gửi vào vũ trụ và thông suốt qua cơ thể bạn.
Một từ khác quan trọng trong định nghĩa trên là hành động. Bạn phải thực hiện mọi hành động cần thiết để làm cho dự định của bạn thành hiện thực.
Tôi khuyên rằng bạn thực hiện lời tuyên bố một cách mạnh mẽ hàng ngày vào mỗi buổi sáng và buối tối. Thực hiện tuyên bố khi nhìn vào gương sẽ làm cho việc này càng hiệu quả hơn.
Bây giờ tôi phải thú thực rằng khi lần đầu nghe được những điều trên tôi đã nói: “Không đời nào! Cái kiểu tuyên bố này với tôi thật là ngớ ngẩn”. Nhưng bởi vì tôi là kẻ tay trắng khi đó, nên tôi đã quyết, “Cũng chẳng sao cả, nó không có thể hại gì”, và đã bắt đầu thực hiện chúng. Bây giờ tôi đã giàu có, và không có gì là bất ngờ nữa khi tôi tin rằng những lời tuyên bố đã rất hiệu quả.
Nói cách khác, tôi thà rằng mình là kẻ rất ngớ ngẩn và rất giàu có hơn là người rất tỉnh táo và không có gì cả. Còn bạn thì sao?
Lời tuyên bố:
“Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
“Thế giới nội tâm của tôi tạo ra thế giới bên ngoài của tôi.”
Rồi đưa tay chạm lên đầu và nói:
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”.
Như một món quà đặc biệt, khi bạn vào trang webhttp://cashflowclub.com.vn/freemmbook/ và nhấn vào “FREE BOOK BONUSES”, chúng tôi sẽ tặng bạn miễn phí danh sách tất cả các lời tuyên bố trong cuốn sách này được trình bày sẵn để in ra và đóng khung lên. (Các tài liệu này đã được dịch sang tiếng Việt)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)